Ngủ là cách giúp cơ thể tái tạo năng lượng, củng cố trí nhớ và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, từ 40 tuổi trở đi, nhu cầu ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày thường giảm sút, nếu mất ngủ thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Theo thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa 2 Kiều Xuân Thy, Phó trưởng cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tình trạng mất ngủ là kết quả của nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe sinh lý và tâm lý. Ở những người cao tuổi và trung niên, sự sản xuất hormone melatonin – giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ – bắt đầu giảm đi. Đồng thời, ở độ tuổi này cơ thể không còn cần nhiều thời gian để hồi phục như khi còn trẻ hoặc do thói quen trong sinh hoạt, nên thời lượng giấc ngủ cũng giảm dần.

Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân gây mất ngủ, mẹo cải thiện chất lượng giấc ngủ- Ảnh 1.
Từ 40 tuổi trở đi, nhu cầu ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày thường giảm sút

Dưới góc độ y học cổ truyền, chức năng của các tạng như can và thận bắt đầu suy kém khi con người già đi. Can có chức năng điều hòa huyết, trong khi thận đóng vai trò chủ đạo trong quá trình sinh lý và duy trì tinh lực. Khi 2 chức năng của 2 tạng phủ này không còn ổn định như trước, cân bằng âm dương trong cơ thể bị rối loạn, từ đó ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Ngoài ra, những yếu tố như căng thẳng từ công việc, gia đình và những vấn đề về sức khỏe cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Mất ngủ gây các bệnh lý nguy hiểm ở người lớn tuổi

Mặc dù tình trạng mất ngủ thường xảy ra ở nhiều nhóm tuổi, thế nhưng từ trung niên trở đi, khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng là cao hơn hẳn so với ở người trẻ.

Nói về điều này, bác sĩ Kiều Xuân Thy cho biết thêm, ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, thậm chí là nhồi máu cơ tim. Thêm nữa, việc thiếu cân bằng trong giấc ngủ sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi, chuyển hóa các chất, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Mất ngủ kéo dài còn có thể gây mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, đột quỵ và giảm khả năng miễn dịch.

Đối với đối tượng là người lớn tuổi, giấc ngủ kém chất lượng càng làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức, gây ra các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu và có thể thúc đẩy quá trình phát triển bệnh Alzheimer. Một hậu quả nguy hiểm khác cần chú ý đó là làm tăng nguy cơ té ngã vì phản xạ chậm chạp, có thể gây ra tình trạng nứt hoặc gãy xương ở người cao tuổi.

Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân gây mất ngủ, mẹo cải thiện chất lượng giấc ngủ- Ảnh 2.
Thiếu ngủ làm tóc rụng nhiều hơn, thường kèm theo các triệu chứng đau nửa đầu, nhức đầu kéo dài

Nên làm gì để có giấc ngủ chất lượng?

Để bảo vệ giấc ngủ nói riêng và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nói chung, bác sĩ Kiều Xuân Thy đã khuyến khích những việc làm, thói quen mà mọi người, đặc biệt là trung niên và người cao tuổi, nên thực hiện.

Tránh thức khuya, làm việc quá sức: Bắt đầu giấc ngủ quá trễ hoặc lao lực vì công việc sẽ làm tổn hao tinh lực, gây rối loạn đồng hồ sinh học và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Giữ không gian ngủ yên tĩnh và thoáng mát: Một không gian ngủ thoải mái, không có ánh sáng mạnh hay tiếng ồn sẽ giúp cơ thể dễ dàng thư giãn và ngủ ngon hơn.

GERVIET – Tạm biệt những đêm dài mất ngủ, chào đón bình minh tràn đầy năng lượng

Bạn có cảm thấy mệt mỏi, uể oải vì những đêm dài trằn trọc, khó ngủ? Bạn khao khát một giấc ngủ sâu và ngon giấc để thức dậy với tinh thần sảng khoái, sẵn sàng cho một ngày mới? Đừng để mất ngủ tiếp tục cản trở cuộc sống của bạn!

GERVIET, với sự kết hợp tinh tế từ các thảo dược thiên nhiên, sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên hành trình tìm lại giấc ngủ bình yên.

  • Giảm căng thẳng, lo âu: GERVIET nhẹ nhàng xoa dịu hệ thần kinh, giúp bạn cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn.
  • Dẫn lối vào giấc ngủ: Thúc đẩy quá trình đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên, không gây phụ thuộc.
  • Nuôi dưỡng giấc ngủ sâu: Duy trì giấc ngủ ổn định suốt đêm, giúp bạn thức dậy với tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng.

GERVIET – Không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ, mà còn là chìa khóa mở ra một cuộc sống năng động và hạnh phúc hơn.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *